Trong ngành xây dựng hiện đại, bê tông nhẹ đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ những ưu điểm vượt trội về trọng lượng, khả năng cách nhiệt, cách âm và tính thân thiện với môi trường. Không chỉ giúp giảm tải trọng lên nền móng và cấu trúc công trình, bê tông nhẹ còn dễ dàng thi công và tiết kiệm chi phí. Hãy cùng DURAGREENpanel khám phá chi tiết về các loại bê tông nhẹ, cũng như lý do vì sao chúng đang là xu hướng được ưa chuộng trong thi công xây dựng hiện nay.
1. Bê tông nhẹ là gì?
Bê tông nhẹ (hay tên tiếng anh lightweight concrete) là một loại vật liệu xây dựng được thiết kế để có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông truyền thống, nhưng vẫn đảm bảo đủ độ bền và khả năng chịu lực. Bằng cách kết hợp các vật liệu xi măng, cát,... đã được xử lý qua công nghệ sản xuất hiện đại như chưng áp trong áp suất cao hoặc trộn với các nguyên liệu đặc thù khác, hỗn hợp được tạo ra sẽ cho một khối bê tông có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông thông thường.
2. Có bao nhiêu loại bê tông nhẹ?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bê tông nhẹ khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt. Dưới đây là ba loại bê tông nhẹ phổ biến nhất:
2.1. Bê tông nhẹ EPS
Bê tông nhẹ EPS (Expanded Polystyrene) là loại bê tông được tạo ra bằng cách trộn hạt xốp EPS với hỗn hợp xi măng và các phụ gia khác. Hạt xốp EPS được sản xuất thông qua quá trình kích nở hạt nhựa EPS ở nhiệt độ 1000°C, giúp chúng có thể kích nở từ 20 đến 50 lần so với kích thước ban đầu. Bê tông nhẹ EPS có đặc tính cách nhiệt, cách âm tốt, đồng thời trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với bê tông truyền thống. Sản phẩm này thích hợp cho các công trình cần giảm tải trọng và tăng hiệu quả cách nhiệt, cách âm.
Đây cũng được coi là một sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường, tương lai sẽ thay thế gạch đỏ truyền thống vì nhiều ưu điểm vượt trội như thi công nhanh gấp 8 lần, chống nóng, cách nhiệt tốt, tiết kiệm chi phí thi công, vật tư.
Bê tông nhẹ EPS (Expanded Polystyrene)
2.2. Bê tông nhẹ khí chưng áp
Bê tông khí chưng áp, còn được gọi là bê tông AAC (Autoclaved Aerated Concrete), được tạo ra bằng cách trộn vôi, thạch cao cát, xi măng, nước và bột nhôm. Sau khi trộn, hỗn hợp này được đưa vào khuôn và qua quá trình chưng áp trong nồi hấp với nhiệt độ và áp suất cao, các nguyên liệu phản ứng với nhau tạo thành hỗn hợp bê tông bọt khí với các lỗ rỗng nhỏ. Các lỗ rỗng giúp gia tăng thể tích của bê tông lên tới 5 lần so với các loại bê tông thông thường gặp. Tuy nhiên, tấm bê tông khí chưng áp có nhược điểm là độ thấm nước cao nên không phù hợp với các khu vực công trình ẩm ướt.
Bê tông khí chưng áp AAC (Autoclaved Aerated Concrete) (nguồn: Internet)
2.3. Bê tông nhẹ bọt khí
Bê tông bọt khí CLC (Cellular Lightweight Concrete) có cấu trúc rỗng được hình thành từ một số lượng lớn các lỗ rỗng nhân tạo, phân bố một cách đồng đều trong khối, được hình thành bằng phương pháp tạo bọt bằng chất tạo bọt hoặc tạo khí bằng chất tạo khí. Thành phần chính của bê tông bọt khí bao gồm xi măng, tro nhiệt điện, sợi tổng hợp, chất tạo bọt và các chất phụ gia khác.
Bê tông bọt khí CLC (Cellular Lightweight Concrete) (nguồn: Internet)
3. Đặc điểm và ứng dụng của bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm nổi bật, làm cho vật liệu này trở thành lựa chọn ưa chuộng trong nhiều ứng dụng xây dựng. Dưới đây là một số đặc điểm và ứng dụng chính của bê tông nhẹ:
Đặc điểm:
Trọng lượng nhẹ: Bê tông nhẹ có trọng lượng chỉ bằng 1/2 đến 1/3 so với bê tông truyền thống, giúp giảm tải trọng lên nền móng và cấu trúc công trình.
Cách nhiệt, cách âm tốt: Nhờ có các lỗ rỗng hoặc thành phần nhẹ như xốp EPS, bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt, cách âm vượt trội, giúp tiết kiệm năng lượng và tạo môi trường sống thoải mái.
Chịu lực, chịu tải tốt: Mặc dù có trọng lượng nhẹ, bê tông nhẹ vẫn đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực cần thiết cho các công trình xây dựng.
Tính thẩm mỹ cao và dễ thi công: Tấm bê tông siêu nhẹ phẳng mịn, có màu sáng nên sau khi thi công và hoàn thiện sẽ cho tính thẩm mỹ cao nhờ sự khác biệt riêng ở không gian riêng. Bê tông nhẹ còn giúp dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Thân thiện với môi trường: Sản xuất bê tông nhẹ ít tốn năng lượng và nguyên liệu hơn, đồng thời có thể tái chế và sử dụng lại, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ứng dụng:
Xây dựng nhà ở: Với kích thước đa dạng, bê tông nhẹ được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà ở, đặc biệt là các hạng mục như làm sàn chịu lực, tường cách âm, hay trần chống ẩm.
Thi công tấm bê tông siêu nhẹ EPS cho công trình nhà ở
làm nhà container, nhà di động thông minh: So với lựa chọn làm bằng gỗ thì nhà container làm bằng tấm bê tông nhẹ eps có chi phí thấp hơn mà vẫn đảm bảo ngôi nhà có tính thẩm mỹ, kết cấu chắc chắn, cách âm, cách nhiệt,...Đa phần nhà container đều được thiết kế đầy đủ tiện nghi mục đích làm nhà nghỉ cho thuê, homestay hay biệt thự nhà vườn,..
Thi công tấm bê tông siêu nhẹ EPS cho nhà container (nguồn: internet)
Nhà thép tiền chế: Với trọng lượng của tấm bê tông nhẹ, chi phí đầu tư vào việc gia cố nền móng giảm đáng kể cũng như tiết kiệm đến 20% toàn bộ chi phí dầm, cột và thời gian thi công.
Thi công tấm bê tông siêu nhẹ EPS cho công trình nhà thép tiền chế
Xây tường rào quanh khu công nghiệp: đây cũng là lựa chọn tối ưu đối với tường rào cần thi công nhanh, thời gian hoàn thiện 1000m2 tường rào chỉ gói gọn trong vòng khoảng 10 ngày với số lượng nhân công rất ít.
Thi công tấm bê tông siêu nhẹ EPS cho tường bao nhà xưởng công nghiệp
5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bê tông nhẹ
5.1. Tấm bê tông nhẹ nặng bao nhiêu kg?
Trọng lượng cụ thể của tấm bê tông sẽ phụ thuộc vào kích thước và loại vật liệu sử dụng. Đối với tấm bê tông nhẹ EPS của Duragreenpanel kích thước tiêu chuẩn 2440x610mm, nghĩa là một tấm tương đương 1,49m2 độ dày 75-100mm, có cân nặng 75kg-95kg. Trọng lượng tấm chỉ bằng 1/2 so với gạch đỏ và bằng 1/3 so với bê tông nặng truyền thống.
5.2. Tấm bê tông nhẹ có bền không?
Tấm bê tông nhẹ được thiết kế để có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng. Đặc biệt, với cấu trúc bền vững và khả năng chịu được các tác động từ môi trường, tấm bê tông nhẹ đảm bảo độ bền lâu dài cho công trình.
5.3. Tấm bê tông nhẹ có chịu được nước không?
Tùy vào từng loại tấm bê tông sẽ có độ thấm nước khác nhau, ví dụ độ thấm nước của bê tông nhẹ eps là 8%, trong khi của bê tông khí chưng áp là 35%.
5.4. Tấm tường bê tông nhẹ eps có phải trát và sơn bả không?
Tấm tường bê tông nhẹ có bề mặt phẳng mịn, không cần trát giúp tiết kiệm vật tư và chi phí nhân công. Tuy nhiên, sau đó, tấm vẫn cần bả và sơn như bình thường để tăng hiệu quả chống thấm cho tường.
5.5. Bê tông nhẹ có giá bao nhiêu và nên mua ở đâu?
Trên thị trường giá tấm bê tông nhẹ rơi vào khoảng từ 225.000 đồng - 360.000 đồng/m2. Tùy vào kích thước lẫn chất lượng của các tấm bê tông siêu nhẹ mà bạn muốn mua thì vật liệu này sẽ có các mức giá khác nhau. Hiện nay, Duragreenpanel là đơn vị số một trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tấm bê tông siêu nhẹ EPS tại Việt Nam. Các sản phẩm từ Duragreenpanel luôn làm hài lòng khách hàng về chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận báo giá chi tiết và tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn.
Comments